Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Với những am hiểu sâu sắc về pháp luật và môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Công ty Minh Anh sẽ hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư trong quá trình thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam. Không dừng ở tư vấn pháp lý thuần túy, Công ty chúng tôi còn cung cấp cho nhà đầu tư những giải pháp tư vấn toàn diện và trọn gói cho khách hàng, từ giới thiệu đối tác, địa điểm đầu tư cho đến hỗ trợ xây dựng và triển khai các dự án trên thực tế.

Cụ thể, Công ty Minh Anh cung cấp cho các nhà đầu tư các dịch vụ sau đây:

  1. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt NamHồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

  1. Nộp và theo dõi hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Liên hệ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Tư vấn về tuân thủ pháp luật cho các dự án đầu tư khi triển khai, đi vào hoạt động.