Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

✅ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thường được gọi là “doanh nghiệp FDI” (Foreign Direct Investment). Đây là các công ty hoặc tổ chức mà vốn đầu tư chủ yếu đến từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nước ngoài và đã đầu tư vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp FDI có thể được thành lập dưới nhiều hình thức, Bài viết này Luật Sư Việt Nam xin chia sẻ Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp FDI có thể được thành lập dưới nhiều hình thức, bao gồm:

+ Công ty liên doanh (Joint Venture): Doanh nghiệp FDI hợp tác với một đối tác địa phương để thành lập công ty liên doanh. Cả hai bên chia sẻ vốn đầu tư và quản lý công ty theo tỷ lệ đã thỏa thuận.

+ Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp FDI sở hữu toàn bộ vốn đầu tư và quyền quản lý của công ty mà họ thành lập tại Việt Nam.

+ Công ty thành viên (Wholly Owned Subsidiary): Một công ty nước ngoài có thể thành lập các chi nhánh hoặc công ty con tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể.

✳️ Các doanh nghiệp FDI thường cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của Việt Nam, bao gồm việc đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư, đóng thuế, và tuân thủ các quy định về quản lý nhân sự và môi trường. Họ cũng phải thực hiện các cam kết liên quan đến việc đầu tư và phát triển kinh doanh theo quy định của chính phủ Việt Nam.

✳️ Doanh nghiệp FDI thường đóng góp vào phát triển kinh tế Việt Nam, tạo ra cơ hội việc làm, và đóng góp vào tăng trưởng GDP của đất nước. Việt Nam đã thu hút một số lượng lớn các doanh nghiệp FDI trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, công nghệ, dịch vụ, và nhiều ngành khác.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

✳️ Với những hiểu biết của mình, chúng tôi xin hướng dẫn quý khách hàng thủ tục thành lập doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài như sau:

1. Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.

Hiện nay tùy nhu cầu của nhà đầu tư, Pháp luật Việt Nam cho phép các nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư theo các hình thức sau đây:

+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;

+ Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

2. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.

+ Sau khi lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp, nhà đầu tư tiến hành chuẩn bị các điều kiện cần thiết tùy theo từng hình thức đầu tư sao cho phù hợp.

+ Trong Luật đầu tư năm 2014 quy định khá chi tiết các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của các cấp, bộ, ngành. Trong đó có dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội, chính phú, Ủy ban nhân dân.

3. Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật đầu tư gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

h) Một số giấy tờ pháp lý khác.

Về dịch vụ hành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

✳️ Có thể khảng định, Luật Minh Anh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình và một số tỉnh khác. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và có tâm với nghề. Trải qua nhiều năm phát triển và xây dựng thị trường Chúng tôi đã dần lấy được lòng tin của hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ tư vấn và thái độ phục vụ. Tổng đài tư vấnHotline ☎️ 024 6328.3468