Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

1

Trình tự thực hiện – Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận Giấy biên nhận- Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC.+ Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận ĐKDN

+ Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết.

2

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT:

3

Thành phần, số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.2. Dự thảo Điều lệ Công ty;

3. Danh sách cổ đông sáng lập; thành viên sáng lập;

4. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

– Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;

– Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;

5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).

– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Giấy uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký.

b) Số lượng hồ sơ:   01  (bộ)

4

Mẫu đơn, mẫu tờ khai – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (theo mẫu tại thông tư số 01_2013_TT-BKHDT_Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).– Danh sách cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập (theo mẫu tại Thông tư số 01_2013_TT-BKHDT_Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).

5

Thời hạn giải quyết 06 ngày làm việc (không tính ngày nộp hồ sơ).

6

Đối tượng thực hiện TTHC Tổ chức, cá nhân.

7

Cơ quan thực hiện TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): khôngc) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT.

c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

8

Kết quả giải quyết TTHC Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

9

Phí, lệ phí 200.000 đ

10

Yêu cầu khác trong giải quyết TTHC Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.

11

Căn cứ pháp lý liên quan của TTHC 1/ Các Luật:+ Luật Doanh nghiệp 2005;+ Luật Đầu tư năm 2005;

2/ Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương:

+ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp;Thành lập doanh nghiệp

+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

+ Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 4/6/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo qui định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.

+ Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (Hiệu lực ngày: 26/02/2007).

+ Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH 10/4/2007 về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Hiệu lực ngày: 10/4/2007)

+ Các văn bản pháp luật chuyên ngành.

+ 01_2013_TT-BKHDT_Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

12

Thông tin hỗ trợ thực hiện TTHC – Tra cứu, hướng dẫn thực hiện TTHC:+ Tại trụ sở của Bộ phận “một cửa” của Sở KH&ĐT.+ Trên Website của Sở KH&ĐT.
– Điện thoại:

 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ. 

Save